Soạn Văn lớp 10 Bộ Cánh diều | Văn bản 1: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Bài 4: Văn bản thông tin)

Ngày 26/12/2022 17:22:35, lượt xem: 1406

Bài 4: Văn bản thông tin

Văn bản 1: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

 

 

Câu 1. Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

Trả lời:

Đề tài: Văn hoá Việt Nam – cụ thể là văn hoá Hà Nội

Căn cứ: Dựa vào tiêu đề để xác định.

Câu 2. Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là “hằng số văn hóa”?

Trả lời: 

​​Nhan đề: Nhan đề của văn bản đã nêu bật được thông tin chính: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là một hằng số văn hoá của đất nước Việt Nam.

Hằng số văn hoá: Yếu tố/ đặc điểm văn hoá có tính ổn định, tiêu biểu. 

Câu 3. Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Trả lời: 

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện:

  • Về phương diện địa lý và lịch sử

  • Về con người – người Hà Nội

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ CÁNH DIỀU | VĂN BẢN 3: THỊ MẦU LÊN CHÙA (BÀI 3: KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG)

 

Câu 4. Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hóa Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (Ví dụ: thông tin địa lý - “Hà Nội (...) là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam”).

Trả lời: 

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long – Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực:

- Lịch sử:

+ Triều đình Lý, Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng…

+ Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết…

- Địa lí

+ … là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam…

+ Địa danh: Hồ Tây, Hồ Gươm, sông Hồng,…

- Xã hội:

+ Dân dã về Hà Nội sinh sống lại đưa thần điện của làng xóm mình về kinh kì Kẻ Chợ

+ Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, xã hội của Thủ đô do vậy mà phong phú nhiều dáng vẻ

Câu 5. Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,..)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với tự sự, nghị luận.

- Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội

- Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận cứ để minh chứng cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

→ Làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.

Câu 6. Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hóa của vùng miền hoặc quê hương của em.

Trả lời:

- Văn bản đã mang đến cho em những thông tin về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

- Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) → Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.

- Một số nét đặc sắc của văn hóa quê hương em - Bắc Ninh - Kinh Bắc:

Bắc Ninh - Kinh Bắc có nền văn hiến hội tụ và kết tinh nhiều giá trị của nền văn minh Đại Việt với những bản sắc riêng độc đáo. Nền văn hiến ấy thể hiện sự yêu thích các hoạt động văn hóa và sáng tạo nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà ngày nay được kết tinh chủ yếu ở kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, vừa tiêu biểu cho di sản văn hóa dân tộc, vừa mang bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Về Di sản văn hóa vật thể: Bắc Ninh hiện có khoảng 1.558 di tích các loại bao gồm 515 ngôi đình, 565 ngôi chùa, 153 ngôi đền, 44 ngôi miếu… Toàn tỉnh có 569 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 194 di tích cấp Quốc gia, 375 di tích cấp tỉnh, 4 di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt (chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, Đền Đô và khu Lăng mộ các vua Lý ở Đình Bảng), 5 nhóm bảo vật Quốc gia. Những di tích lịch sử văn hóa là chứng tích về quê hương Bắc Ninh có lịch sử lâu đời, đồng thời là sự kết tinh những sáng tạo văn hóa nghệ thuật của con người Bắc Ninh trong lịch sử với những giá trị vừa đặc sắc vừa độc đáo mà ít địa phương nào có được.

Di sản văn hóa phi vật thể: Kho tàng văn hóa phi vật thể do người Bắc Ninh sáng tạo nên trong lịch sử vô cùng phong phú, đa dạng và nhiều loại hình trở thành di sản văn hóa Quốc gia, di sản văn hóa nhân loại thể hiện qua các lễ hội truyền thống, nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực và các loại hình nghệ thuật…

Bắc Ninh được mệnh danh là vương quốc của lễ hội truyền thống với gần 600 lễ hội diễn ra trong năm, tiêu biểu như: hội Dâu, hội Đền Đô, hội Lim, hội Kinh Dương Vương, hội đền Bà Chúa Kho, hội đền Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, hội đốt pháo Đồng kỵ, hội chen Nga Hoàng, hội Kéo Co Hữu Chấp… Các lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân với những cuộc rước sách linh đình và tế lễ hết sức trang nghiêm.

Sau phần lễ là các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian hấp dẫn, thu hút đông hội tiêu biểu như: thi đánh cờ người, tổ tôm điếm, rối nước, hát chèo, diễn tuồng, ca trù… Thu hút nhất là sinh hoạt ca hát Quan họ trong các lễ hội. Đây là thời khắc người Bắc Ninh thể hiện tập trung tài năng sáng tạo văn hóa nghệ thuật và mối quan hệ thủy chung, chân tình, lịch lãm với bạn bè, quý khách qua sự đón tiếp, thiết đãi những bữa cơm thịnh soạn cùng với lời mời thiết tha và phục vụ tận tình với quan niệm nhân sinh “Bốn biển một nhà”, “Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”.

Có thể khẳng định, các lễ hội truyền thống đã hội tụ tinh hoa nền văn hiến Bắc Ninh - Kinh Bắc, đồng thời thể hiện phẩm chất nghệ sỹ của người Bắc Ninh - Kinh Bắc trong hoạt động văn hóa cộng đồng.

 Bắc Ninh là mảnh đất của trăm nghề, nhiều nghề tinh xảo. Những làng nghề, những gia đình chuyên làm nghề với đông đảo các thế hệ nghệ nhân ở khắp các làng xã như: đúc gò đồng Hè Nôm, Đại Bái, Quảng Bố, Đào Viên; gốm Phù Lãng; mộc Vĩnh Kiều, Phù Khê, Đại Đồng, Chóa, Khúc Toại; dệt Đình Cả, Xuân Ổ, Vọng Nguyệt…

Chính các làng nghề với đội ngũ các thế hệ nghệ nhân tài hoa đã tạo nên nhiều sản phẩm, nhiều công trình nghệ thuật kết tinh những giá trị tinh hoa của nghệ thuật dân tộc và giàu bản sắc Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đây là một biểu hiện cụ thể và sinh động bản sắc nghệ sỹ của người Bắc Ninh truyền thống.

“Ăn xứ Bắc, mặc xứ Kinh” là câu ca từ xưa ca ngợi người Bắc Ninh vừa sành ăn, vừa tài khéo chế biến các món ăn. Theo cuốn “Văn hóa ẩm thực Kinh Bắc” của Trần Quốc Thịnh (xuất bản năm 2004) thì người Bắc Ninh chế biến được 1.000 món ăn, đồ uống truyền thống, trong đó có hơn 700 món ăn thường gặp, 62 món ăn đặc sản, hàng chục loại cỗ khác nhau, 39 loại bánh, 25 loại xôi chè, 12 loại đồ uống…

Với tài năng chế biến tinh xảo, cầu kỳ, đặc biệt là sự đảm đang tài khéo của người phụ nữ Bắc Ninh, với những món ăn nổi tiếng: Nem Bùi Xá, phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, tương Đình Tổ, cháo thái Đình Tổ, cỗ chay Đào Xá…

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan